Mang thương hiệu vào cuộc sống

Platform là gì? Những điều cần biết về Platform Business – Kinh doanh nền tảng

Platform là gì?

Platform là nền tảng công nghệ kết nối để tạo ra môi trường nhằm thực thi các phần mềm. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, platform đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thực tế, platform có thể là phần mềm hoặc phần cứng, trình duyệt web hay các ứng dụng được lập trình liên quan.

Platform Business là hình thức kinh doanh thông qua việc kích thích tương tác tạo ra giá trị giữa khách hàng và doanh nghiệp sản xuất. Các platform đem lại sự thuận lợi tương thích trong việc trao đổi hàng hoá, qua đó kích thích tạo ra giá trị cho các bên tham gia.

platform là gì?

Grab là một ví dụ về Mô hình kinh doanh nền tảng (Platform Business) để bạn đọc dễ hình dung hơn về nó. Grab hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển, đi lại bằng xe hơi, xe máy cũng như giao đồ ăn tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Grab giúp kết nối hàng triệu khách hàng với hàng triệu đối tác tài xế, đối tác nhà hàng và đối tác kinh doanh. Nền tảng công nghê này giúp người dùng dễ dàng gọi xe, đặt đồ ăn bằng smartphone; tài xế dễ dàng biết được vị trí chính xác của khách hàng và cũng hỗ trợ thanh toán nhanh bằng tiền mặt, ví điện tử hay thẻ tín dụng.

Sự khác biệt giữa Kinh doanh nền tảng với Kinh doanh truyền thống

Thứ tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp truyền thống sản phẩm hoặc dịch vụ mà bản thân doanh nghiệp sản xuất. Kinh doanh nền tảng tao ra giá trị bằng cách tạo các kết nối và sử dụng chúng để tạo ra các giao dịch trên mạng, tạo cơ hội trao đổi giá trị giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Giao dịch chính là giá trị cốt lõi mà các nền tảng này tạo ra. Các doanh nghiệp truyền thống sở hữu hàng tồn kho của họ và nó được kê khai trên bảng cần đối kế toán của họ.

Một điều mà nhiều người bị nhầm lẫn đó là không phải tất cả các công ty công nghệ ngày nay đều là các doanh nghiệp nền tảng (Business Platform). Công nghệ là một công cụ chủ chốt hỗ trợ cho các nền tảng. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ hiện đại sẽ biến doanh nghiệp thành một nền tảng. Ví dụ, Netflix thực chất là một kênh truyền hình tuyến tính với giao diện hiện đại chứ không phải là một doanh nghiệp nền tảng mặc dù là một công ty công nghệ. Tương tự với HBO, tất cả nội dung đều được cấp phép hoặc tạo ra bởi nhà đài.

Tại sao Kinh doanh nền tảng lại đem về nhiều lợi ích hơn Kinh doanh truyền thống

Hàng hóa thông tin như app, nhạc số và ebook có thể được nhân rộng với chi phí gần như bằng không. Ví dụ, để tạo ra một ứng dụng dành cho smartphone, chi phí có thể lên tới 500.000 đô la để sản xuất phiên bản gốc nhưng việc tạo một bản sao của nó đó cho người dùng thứ 2 sẽ không tốn kém gì. Theo ngôn ngữ của kinh tế học, ứng dụng có chi phí cận biên gần như bằng không.

Ngoài ra, nhờ có sự phát triển của Internet và công nghệ, chi phí để phục vụ thêm một khách hàng về cơ bản là bằng không. Chi phí phân phối gần như bằng không cho mỗi khách hàng truy cập một website hoặc tải xuống ứng dụng.

So sánh Vinpearl và Traveloka. Nếu Vinpearl muốn gia tăng số lượng phòng, họ buộc phải xây thêm khách sạn, cần một khoảng thời gian nhất định cùng với chi phí lớn. Khi Traveloka muốn thêm nhiều phòng, họ chỉ cần hợp tác với một khách sạn mới trên trang web của mình.

Ưu nhược điểm của Platform Business

Ưu điểm của Platform

Ưu điểm chính của mô hình platform là cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng. Một số điểm nổi bật là:

  • Platform có khả năng scale up cực nhanh do có thể loại bỏ các rào cản như tài sản cố định. Ngành nhà hàng khách sạn là một ví dụ.
  • Platform sở hữu được lượng data cực kì lớn và có thể tận dụng sức mạnh cộng đồng để tối ưu hóa trong việc kinh doanh. Ví dụ: 1 nhà bán lẻ sách như FAHASA có thể đẩy sale chục đầu sách một tháng dựa trên đánh giá đến từ các chuyên gia học thuật và mong nó sẽ bán chạy. Nhưng platform như TIKI có thể rating&review cả nghìn cuốn sách một lúc bằng sức mạnh cộng đồng .Từ đó tạo ra thuật toán để tối ưu hiển thị những cuốn sách dễ bán hơn.
  • Platform có thể tối ưu hóa, cá nhân hóa sản phẩm tốt hơn để phục vụ người tiêu dung. Ví dụ: Spotify sẽ dựa trên sở thích âm nhạc của người dùng và gợi ý các playlist, nghệ sĩ, podcast liên quan.

Nhược điểm của Platform

Bên cạnh những ưu điểm trên, platform vẫn còn các hạn chế, chưa thật sự hoàn hảo. Theo đó, nhược điểm của platform cũng chính là các điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn, do khả năng quản lí Value chain kém, platform không phù hợp để phục vụ một số nhóm người tiêu dùng cụ thể. Ngoài ra, chúng cũng không thể quản trị trải nghiệm khách hàng đầu cuối một cách hiệu quả và chuyên nghiệp vì không có sự tham gia của đội ngũ nhân lực.

Các loại hình Platform nổi bật

Hầu hết tất cả các nền tảng đều có chung mô hình kinh doanh cơ bản nhưng không phải tất cả đều giống nhau. Dưới đây là một số loại hình platform thông dụng hiện nay đối với người dùng:

Social Media Platform

Socail Media Platform là một công nghệ dựa trên web cho phép phát triển, triển khai và quản lý. Nó cung cấp khả năng tạo các site và dịch vụ truyền thông xã hội với chức năng mạng xã hội hoàn chỉnh.

Socail Media Platform thể hiện các đặc tính công nghệ và cá nhân hoá người dùng mạng xã hội. Về mặt công nghệ, nó cung cấp ngôn ngữ đánh dấu để tạo các ứng dụng gốc, giao diện lập trình ứng dụng (API) để tích hợp ứng dụng của bên thứ ba và Dashboard quản trị phụ trợ để quản lý toàn bộ cơ sở người dùng và tùy chọn. Nhìn từ phía của người dùng, một Socail Media Platform cho phép cộng đồng mạng chia sẻ nội dung, làm quen kết bạn, thiết lập các kiểm soát quyền riêng tư và các tính năng liên lạc tiện lợi.

Ví dụ : Facebook là ứng dụng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, với gần 3 tỉ người dùng mỗi tháng với 111 ngôn ngữ được thiết lập sẵn. Có thể nói một phần ba dân số thể giới đang sử dụng Facebook! Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Page Facebook để tương tác với khách hàng và hơn sáu triệu nhà quảng cáo tích cực quảng bá doanh nghiệp của họ trên Facebook.

social media

Business Service Platform

Platform về hoạt động kinh doanh dịch vụ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày chúng ta là Now hay Grab.

Grab không sở hữu phương tiện riêng và cũng không quản lý đội xe. Grab chỉ cung cấp công nghệ giúp kết nối tài xế và người dùng hoạt động bằng cách dựa vào các tài xế (nhà thầu độc lập) bằng chính phương tiện của họ. Grab chỉ cung cấp công nghệ để kết nối khách hàng với tài xế. Chỉ cần sử dụng smartphone, định vị vị trí và yêu cầu một chuyến đi. Ngay lập tức, app sẽ kết nối với tài xế gần bạn nhất.

Digital Marketing Platform

Digital marketing platform là nền tảng digital với những hoạt động thường xuyên không ngừng nghỉ (always-on environment). Nó cho phép thương hiệu chạy một hoặc nhiều chương trình cụ thể, không giống như website, banner, ứng dụng facebook hoặc một quảng cáo 30 giây. Mục tiêu chính của Digital Marketing là để tương tác với người tiêu dùng ở nhiều cấp độ khác nhau một cách hiệu quả nhất. Đối với một số thương hiệu, điều đó nghĩa là tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ kết hợp với giải pháp kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu. Đối với các thương hiệu khác, điều đó nghĩa là việc cho phép người tiêu dùng kết nối với nhau theo những cách có giá trị hơn và vượt qua mong đợi.

digital marketing

Đối với marketers, người thành công thật sự sẽ là những brand xây dựng các platform để tương tác tốt với người tiêu dùng. Một số Digital marketing platform cần phải biết:

  • Website
  • Social Media
  • Digital Madia
  • Search
  • Email-marketing
  • Mobile
  • Game

Customer Data Platform

Customer Data Platform là một phần mềm tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bền bỉ, có thể truy cập được vào các hệ thống khác. CDP cung cấp thông tin một cái nhìn chuyên sâu về hành vi, nhu cầu và tư duy của khách hàng cho các nhóm tiếp thị. Họ tổng hợp và sắp xếp dữ liệu khách hàng từ các điểm tiếp xúc khác nhau như CRM, tiếp thị qua email và hoạt động site để cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về bán hàng và tiếp thị của bạn.

Customer Data Platform hoạt động chủ yếu dựa trên các thuật toán. Khi bạn tiến hành triển khai CDP, nó sẽ bắt đầu thu thập thông tin về khách hàng của bạn, chẳng hạn như địa chỉ email hoặc số điện thoại. Sau đó, nó kết hợp tất cả dữ liệu liên quan đến người dùng đó vào một hồ sơ chi tiết duy nhất . Phương pháp này còn được gọi là kết hợp xác định và chính xác khoảng 80-90%. Độ chính xác cao của phương pháp này cho phép Customer Data Platform tạo hồ sơ khách hàng và thông tin liên tục được cập nhật theo thời gian thực. Càng nhiều người dùng tham gia với thương hiệu của bạn, hồ sơ càng hoàn thiện.

AI Platform

AI Platform là nền tảng sử dụng máy móc để thực hiện các nhiệm vụ được thực hiện bởi con người. Các Platform mô phỏng chức năng nhận thức mà tâm trí con người thực hiện như giải quyết vấn đề, học tập, lý luận, trí tuệ xã hội cũng như trí thông minh chung. Ứng dụng AI cũng liên quan đến việc sử dụng các hệ thống chuyên gia như nhận dạng giọng nói và thị giác máy. AI Platform có thể được phân loại là AI nhỏ / AI hẹp sử dụng cho một nhiệm vụ cụ thể hoặc AI mạnh hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo có thể tìm giải pháp cho các nhiệm vụ độc lập.

IoT Platform

Internet of Things Platform là xu hướng hiện nay, được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ quan tâm và đầu tư nghiên cứu. IoT giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình, giảm chi phí lao động, cải thiện dịch vụ, làm cho việc sản xuất và giảm chi phí giao hàng và đồng thời mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng. Do đó, IoT là công nghệ quan trọng của cuộc sống hàng ngày và sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Lợi ích của IoT mang lại phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể dựa trên việc truy cập vào nguồn dữ liệu về các sản phẩm và hệ thống nội bộ của họ. Các doanh nghiệp đang bổ sung các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm để giúp nó có thể kết nối và truyền tải dữ liệu. Điều này có thể giúp doanh nghiệp phát hiện ra thành phần có khả năng lỗi và điều chỉnh trước khi nó gây ra thiệt hại. Các doanh nghiệp cũng có thể cập nhật dữ liệu chính xác hơn về những gì đang diễn ra với chuỗi cung ứng của mình bằng cách sử dụng các cảm biến này.

Blockchain Platform

Blockchain Platform về bản chất là một nền tảng đám mây phân tán toàn diện để cung cấp các mạng blockchain, tham gia các tổ chức khác và triển khai & chạy các hợp đồng thông minh để cập nhật và truy vấn sổ cái. Chia sẻ dữ liệu một cách đáng tin cậy và thực hiện các giao dịch đáng tin cậy với các nhà cung cấp, ngân hàng và các đối tác thương mại khác thông qua tích hợp với các ứng dụng tại chỗ hoặc trên nền tảng đám mây mới.


Bài viết khác

Key visual là gì? Dịch vụ thiết kế key visual thương hiệu

Giữa thời đại mà khách hàng có vô vàn sự lựa chọn về các sản phẩm, họ chỉ cần mất vài giây xem quảng cáo của bạn thì không phải là một sản phẩm tốt, một content hay mà chính là một hình ảnh đẹp, độc đáo để thu hút ánh nhìn của họ.Vì vậy…

kinh nghiệm né google

Tổng hợp kinh nghiệm né Google khi làm SEO

Không đăng ký nhiều tên miền cùng nhà cung cấp hay Cùng ngày tháng Vì sao không dùng tên miền cùng nhà cung cấp Nếu bạn dùng tên miền cùng nhà cung cấp thì google sẽ quét được ra thông tin chủ thể của những tên miền đó. Ngày trước việc đăng ký nhiều tên…

COVID-19 SEO như nào là đúng cách

Trong thời điểm dịch Covid diễn biến nhiều phức tạp như hiện nay, các chiến dịch thuộc về offline đều đang bị gián đoạn. Đây chính là thời điểm, để doanh nghiệp tập trung cho các dự án thực thi online như tập trung triển khai SEO hiệu quả cho doanh nghiệp. SEO không chỉ…

Bán hàng trên Fb

Bỏ túi 7 bí kíp bán hàng online trên facebook đem lại doanh thu khủng

Hiện nay facebook đã và đang trở thành mạng xã hội lớn nhất trên toàn cầu, với số lượt người dùng mỗi ngày lên đến hàng triệu người, thậm chí là hàng tỷ người. Facebook không chỉ là nơi để người dùng bày tỏ quan điểm, chia sẻ những cảm xúc, trao đổi thông tin,..mà…

Chân dung khách hàng mục tiêu

Bật mí 9 phương pháp xác định Chân dung khách hàng mục tiêu hiệu quả

Ngày nay, chân dung khách hàng mục tiêu được coi là một trong những tiền đề để cho ra đời một chiến dịch marketing. Xác định được chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp các doanh nghiệp có những kế hoạch kinh doanh, chiến lược marketing dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm…

KPI là gì?

KPI là gì? Bật mí chiến lược xây dựng KPI hiệu quả (2021)

KPI được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc định hướng những chiến lược phát triển lâu dài của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vạch ra những kế hoạch cụ thể và đúng đắn. Chỉ số đánh giá thực hiện công…