Mang thương hiệu vào cuộc sống

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu – NÊN HAY KHÔNG NÊN?

Ngày nay, không khó để tìm thấy những doanh nghiệp sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và trên thế giới. Rất nhiều quán cà phê, trà sữa, thức ăn nhanh,.. hiện đang sử dụng phương thức này để kinh doanh. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Có mấy loại nhượng quyền thương hiệu? Liệu có nên sử dụng phương thức này không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được CIT Group giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Xem thêm: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Franchise – Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hiểu đơn giản là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Các loại nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh tương đối linh hoạt, và bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Bên được nhượng quyền sẽ có các hợp đồng ký thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy theo năng lực công ty và chi phí có thể bỏ ra.

Khi nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên được nhượng quyền nhận 4 mảng chính trong kinh doanh của mình đó là:

– Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hành, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)

– Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh

– Hệ thống thương hiệu

– Sản phẩm/dịch vụ.

Thông thường khi thực hiện hình thức nhượng quyền này thì bên được nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bên nhận nhượng quyền chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, hay chi phí tư vấn.

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện có thể hiểu nôm na là nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Ví dụ như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.

Khi thực hiện hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện thì bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

Mục đích của hình thức này là bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ của thương hiệu mình trên thị trường, giúp tăng doanh thu, tạo sự uy tín và tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)

Hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý là hình thức thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào công ty nhận nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.

Ưu và Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Đối với Franchisor (Chủ thương hiệu)

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu

  • Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
  • Giảm chi phí phát triển thị trường và tăng thêm nguồn doanh thu từ khoản phí nhượng quyền.
  • Tạo dựng được một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
  • Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
  • Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

  • Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
  • Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
  • Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
  • Hoạt động kém chất lượng của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả một thương hiệu…

Ưu và nhược điểm nhượng quyền thương hiệu

Nên hay không nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Đối với Franchisee (Đối tác nhượng quyền)

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu

  • Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng 1 thương hiệu mới
  • Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
  • Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
  • Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
  • Quảng cáo tại nơi bán hàng.
  • Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

  • Không phải là thương hiệu riêng của mình.
  • Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
  • Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
  • Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
  • Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận.

Thủ Tục Nhượng Quyền

Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:

Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Bên chuyển nhượng bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

Hồ Sơ Nhượng Quyền

Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.
  • Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…).

Bạn có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.

Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Chính Sách Nhượng Quyền

Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán, thiết kế webiste,..
  • Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…
  • Đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.

Top 5 doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu lớn nhất Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu vốn là việc không còn xa lạ ở những năm gần đây. Có nhiều chủ doanh nghiệp có xu hướng bắt đầu kinh doanh bằng cách mua lại thương hiệu hay nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh mà không cần bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đầu. Và dưới đây là top 10 doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu lớn nhất Việt Nam.

1. Cà phê Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam và tại thế giới. Được thành lập vào 1998, cho đến nay vẫn là thương hiệu cà phê thành công và được nhượng quyền cà phê phổ biến tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài.

Với chi phí nhượng quyền thương hiệu của cà phê Trung Nguyên đạt ở mức 3,5 tỷ đồng, bao gồm: giá nhượng quyền, chi phí đào tạo, chi phí quản lý,…

Ngoài việc áp dụng công thức của chuỗi nhượng quyền thương mại, mô hình kinh doanh nhượng quyền của cà phê Trung Nguyên vẫn phát triển tốt cho tới thời điểm hiện tại là do yếu tố chất lượng cà phê và không gian quán tạo sự hứng khởi cho khách hàng. Làm cho nhiều khách hàng ưa chuộng thương hiệu cà phê này.

2. Thương hiệu trà sữa Tocotoco

Thương hiệu trà sữa Tocotoco franchise là một thương hiệu trà sữa có mạng lưới phân phối đa dạng tại các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu trên khắp cả nước. Thương hiệu Tocotoco đã xuất hiện rất nhiều tại Hà Nội trên dưới 30 cơ sở. Ngoài ra thì thương hiệu Tocotoco đã vươn tới các tỉnh lân cận cũng như phân bố trên khắp cả nước.

3. Thương hiệu Pizza Hut

Là một thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ với nhiều các cửa hàng được nhượng quyền thương mại. Chuỗi cửa hàng này chuyên cung cấp các món ăn nhanh cho khách hàng như pizza, mỳ ống,… Tại Việt Nam, thương hiệu Pizza Hut đã nhượng quyền thương hiệu tới hàng chục cửa hàng trên khắp cả nước, thương hiệu này đem lại nguồn doanh thu lớn cho các chủ đầu tư kinh doanh trong nước.

4. Thương hiệu cà phê Highlands Coffee

Trong khi hai thương hiệu cà phê lớn đó là Trung Nguyên và Starbucks đang cạnh tranh với nhau thì thương hiệu Highlands Coffee vẫn xuất sắc chiếm lĩnh tại thị trường Việt Nam với gần 200 cửa hàng đã được nhường quyền thương hiệu. Và lượng khách hàng với Highlands Coffee cũng tăng lên rất đáng kể so với 2 đối thủ mạnh đó là thương hiệu cà phê Trung Nguyên và Starbucks.

5. Phở 24

Trong những năm gần đây, thương hiệu Phở 24 là một thương hiệu đang được nhượng quyền thương hiệu của các chủ doanh nghiệp Việt. Thương hiệu Phở 24 vốn trực thuộc Công ty Việt Thái Quốc tế. Thương hiệu Phở 24 là một trong những thương hiệu được nhiều người Việt ưa thích.

Hiện nay, số lượng cửa hàng đã được nhượng quyền thương hiệu đã đạt con số 40. Và có khoảng 50% số cửa hàng Phở 24 đã được nhượng quyền thành công ở nhiều nước trên thế giới.

 

Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức tuy không mới nhưng những năm trở lại đây, nó là hình thức rất được ưa chuộng sử dụng. Hãy nhìn vào những thành công của các thương hiệu khi sang nhượng thì sẽ hiểu vì sao nó lại được lòng đến như vậy. Vì vậy, trước khi bạn có ý định muốn áp dụng hình thức này, thì hãy hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì để có được những thành công và tránh được rủi ro khi bắt đầu kinh doanh.


Bài viết khác

dang-ky-bo-nhan-dien-thuong-hieu

Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu: Quy trình và thủ tục cần biết

Việc đăng ký bộ nhận diện sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời cũng giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những đối thủ cạnh tranh. Trong bài viết này, hãy…

vi-sao-can-thay-doi-bo-nhan-dien-thuong-hieu

Bí quyết thay đổi bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả dễ tiếp cận hơn với khách hàng

Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu không chỉ đơn thuần là thay đổi logo hay màu sắc, mà còn bao gồm cả việc thay đổi cách tiếp cận và giao tiếp với khách hàng. Bài viết này CIT Branding chúng tôi sẽ trình bày về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thay…

phan-mem-thiet-ke-bo-nhan-dien-thuong-hieu

Top 5 phần mềm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện nay

Việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao. Đó là lý do tại sao phần mềm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đã trở thành một công cụ hữu ích và phổ biến trong lĩnh vực truyền thông và marketing. Trong bài viết này, hãy…

tai-sao-thiet-ke-bo-nhan-dien-thuong-hieu-online-lai-quan-trong

Bí quyết thiết kế bộ nhận diện thương hiệu online chuyên nghiệp và hiệu quả

Một bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất và hợp lý sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và nhớ về doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu online đầy đủ và hoàn hảo cũng không phải là dễ dàng. Điều này đòi hỏi sự tinh tế trong…

tai-sao-can-su-dung-mau-bo-nhan-dien-thuong-hieu

Tìm hiểu về những mẫu bộ nhận diện thương hiệu đẹp mắt và hiệu quả hiện nay

Trong thị trường cạnh tranh sôi nổi hiện nay, việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và nhận diện được là rất quan trọng để thu hút, giữ chân khách hàng. Một phương tiện hiệu quả để đạt được điều này là sử dụng mẫu bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Trong bài…

quy-chuan-bo-nhan-dien-thuong-hieu

Quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu đạt chuẩn nhất

Trong giới kinh doanh hiện đại, quy chuẩn bộ nhận diện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Một bộ nhận diện thương hiệu đặc trưng và nhất quán không chỉ giúp thương hiệu trở nên dễ nhận biết và ghi nhớ hơn đối với khách…

tam-quan-trong-cua-bo-nhan-dien-thuong-hieu-van-phong

Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu văn phòng thành công và hiệu quả

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, việc xây dựng thương hiệu văn phòng trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp các doanh nghiệp tạo dựng được uy tín và định vị trong mắt khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu này, các công ty đang áp dụng các công nghệ…

tam-quan-trong-cua-bo-nhan-dien-thuong-hieu-marketing

Tầm quan trọng của Bộ nhận diện thương hiệu Marketing

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc áp dụng bộ nhận diện thương hiệu là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra sự khác biệt và nổi bật trên thị trường. Cùng CIT Branding chúng tôi tìm hiểu thêm về bộ nhận diện thương hiệu marketing trong…