Ngày nay việc định vị thương hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với doanh nghiệp nổi tiếng, thu hút lượng khách hàng lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp cần tạo nên một ấn tượng riêng cho thương hiệu của mình, đó là lý do xuất hiện định vị thương hiệu. Ở bài viết này, công ty thiết kế thương hiệu CIT Group sẽ dẫn bạn đến góc nhìn toàn cảnh và tầm ảnh hưởng to lớn của định vị thương hiệu.
Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu (hay còn gọi Brand Positioning) là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng. Định vị thương hiệu giúp tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh.
Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược định vị thông mình, nhất quán để tạo ưu thế trong thị trường marketing tăng cao.
Xem thêm: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Vai trò của định vị thương hiệu trong chiến lược marketing
Tại sao các doanh nghiệp nổi tiếng luôn có lượng khách hàng ổn định, sẵn sàng cho khách hàng trải nghiệm mọi dịch vụ, sản phẩm mà không cần quan tâm giá cả.
Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ, xu hướng trên thị trường để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Hơn nữa, nó còn giúp mở rộng doanh nghiệp trong tương lai mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí mà vẫn tạo được sự tin tưởng trong lòng quý khách hàng.
Khách hàng luôn lựa chọn một nhãn hiệu có uy tín nên định vị thương hiệu sẽ đem lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng trung thành và lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai.
9 Phương thức định vị thương hiệu cơ bản
Định vị thương hiệu có rất nhiều cách tiếp cận và sử dụng với mục đích khác nhau. Chúng tôi đã tổng hợp ra các phương thức mới nhất trong chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bạn bao gồm:
– Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
– Định vị dựa vào tính năng
– Định vị thương hiệu theo chất lượng
– Dựa vào đối thủ
– Định vị dựa vào giá trị
– Định vị dựa vào công dụng
– Định vị thương hiệu theo mối quan hệ
– Dựa vào mong ước
– Định vị theo cảm xúc
4 Yếu tố chính trong tuyên ngôn định vị thương hiệu
Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu tới khách hàng so với đối thủ. Bao gồm 4 yếu tố chính là:
– Khách hàng mục tiêu: Tóm lược mô tả về hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu bạn, khả năng thu hút họ tới với sản phẩm của bạn.
– Xác định thị trường: Danh mục sản phẩm mà thương hiệu bạn đang muốn cạnh tranh
– Cam kết của thương hiệu: Lợi ích của thương hiệu khiến khách hàng tin tưởng lựa chọn doanh nghiệp của bạn.
– Lý do để tin tưởng: Bằng chứng để thuyết phục khách hàng tin tưởng với sản phẩm của bạn
Gợi ý các bước để tạo định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
Quá trình định vị thương hiệu không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi phải có sự thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược thương hiệu.
Bước 1: Xác định cách thương hiệu tự định vị
Bạn cần thấu hiểu rõ định vị hiện tại của mình để tiến tới phân tích đối thủ cạnh tranh. Đầu tiên xác định họ là ai, sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị. Từ đó, tìm ra thị trường ngách để phát triển, tạo một dấu ấn rõ ràng về hướng đi của thương hiệu.
Bước 2: Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh của thương hiệu, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm:
– Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu đội ngũ bán hàng, lên danh sách các đối thủ có thứ hạng cao dựa vào các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn
– Sử dụng Feedback của khách hàng đã sử dụng dịch vụ nào khác trước khi tới với bạn
– Sử dụng mạng xã hội: Tìm kiếm trên mạng xã hội những thông tin về ngành, lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Bước 3: Thấu hiểu các định vị của đối thủ
Sau khi đã xác định rõ các đối thủ cạnh tranh, bạn cần nghiên cứu và phân tích cụ thể rõ ràng định vị của đối thủ trên thị trường.
– Sản phẩm và dịch vụ đối thủ đang cung cấp.
– Điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ.
– Chiến lược Marketing của doanh nghiệp đối thủ
– Định vị hiện tại của họ trên thị trường
Bước 4: Xây dựng điểm nổi bật của thương hiệu
Xác định các điểm khác biệt và nổi bật của thương hiệu so với đối thủ. Tạo sự khác biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn
Bước 5: Xây dựng tuyên ngôn về định vị
Bạn cần trả lời những câu hỏi dưới đây trước khi xây dựng tuyên ngôn về định vị:
– Đối tượng khách hàng là ai?
– Danh mục sản phẩm và dịch vụ
– Lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại cho khách hàng
– Bằng chứng cụ thể về những lợi ích đó
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, chắc chắn bạn sẽ tạo ra một định vị tuyệt vời cho riêng thương hiệu của mình.
Bước 6: Kiểm tra hiệu quả
Dành một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra lại định vị của thương hiệu và đợi thời gian để theo dõi và quan sát những hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp bạn.