Để ghi dấu ấn trong lòng khách hàng trong thời đại kinh tế phát triển nhanh như vũ bão và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị cốt lõi cho riêng mình. Vậy, giá trị cốt lõi (Core Values) là gì và tại sao nó lại quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp như vậy? Cùng CIT Group đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Định nghĩa Core Values
Core Values hiểu đơn giản là những lý tưởng, quan niệm và giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang đại diện. Giá trị cốt lõi đóng vai trò như kim chỉ nam điều hướng tất cả mọi hoạt động, hành vi và mối quan hệ của tổ chức đó với thế giới bên ngoài.
Giá trị cốt lõi quyết định sự phát triển của doanh nghiệp
Xem thêm: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu CIT Design
Giá trị cốt lõi (Core Values ) thường được gắn liền với mission, vision, slogan của doanh nghiệp. (chính là sứ mệnh, tầm nhìn, thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm cho khách hàng, công chúng).
Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng giá trị cốt lõi?
Giá trị cốt lõi đóng nhiều vai trò quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp như:
- Giá trị cốt lõi là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi ứng xử ở nơi làm việc. Các giá trị cốt lõi của nhân viên, cùng với kinh nghiệm của họ, kết hợp với nhau tạo thành văn hóa doanh nghiệp.
- Giá trị cốt lõi củng cố quyết đinh cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn. Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi của công ty là “đạo đức” thì khi sản phẩm công ty đó có lỡ vi phạm quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, bạn sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả.
- Giá trị cốt lõi giúp khách hàng, đối tác nhận diện thương hiệu mình một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn.
- Giá trị cốt lõi hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là yếu tố để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, cống hiến nhiều nhất cho công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các nhân viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.
Quy tắc xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi được doanh nghiệp xây dựng, vun đắp theo thời gian và càng ngày hoàn thiện theo bề dày của văn hóa doanh nghiệp.
1. Luôn tôn trọng giá trị văn hóa ngầm định
Giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng như một hình ảnh của người lãnh đạo – đưa ra những quyết định, cách hành xử theo tiêu chuẩn để nhân viên noi theo. Nếu các giá trị ngầm định này bạn tạo ra không phù hợp với giá trị chung để phát triển doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ có những xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Chính vì vậy yếu tố tiên quyết để tạo lập giá trị cốt lõi là bạn phải công nhận những giá trị hiện có.
Để tìm ra đáp án về giá trị cốt lõi doanh nghiệp, bạn nên dành thời gian để xem xét, đánh giá những giá trị đã tồn tại trong văn hóa công ty bạn. Từ đó nhận ra được những ưu, nhược điểm mà công ty bạn đang có. Yếu tố tiên quyết của mọi giá trị là sự chân thành, trung thực vì 2 yếu tố này là nền tảng của sự thống nhất, gắn kết bền chặt.
2. Xây dựng giá trị cốt lõi nên tập trung vào một tiền đề trọng tâm
Giá trị cốt lõi nên là những cam kết quan trọng và có liên kết với nhau, nếu không nó sẽ không hữu dụng khi bạn cần tìm kiếm định hướng cho những quyết định khó khăn của công ty.
Ví dụ Facebook sử dụng 5 giá trị cốt lõi gồm: táo bạo, tập trung vào ảnh hưởng, chuyển động nhanh, cởi mở và xây dựng các giá trị xã hội. Ta có thể thấy rằng những giá trị này mang tính trọng tâm, quan trọng và liên kết với nhau. Facebook phát triển là một mạng xã hội cộng đồng nên lựa chọn giá trị cốt lõi là xây dựng các giá trị xã hội bởi đây sẽ là nơi con người chia sẻ thông tin, trở thành một thói quen, lối sống cho con người trên không gian mạng này. Yếu tố cởi mở đó là không ảnh hưởng tới quyền tự do người dùng, khuyến khích làm việc, mở rộng mối quan hệ.
Việc đặt ra những giá trị cốt lõi để nhấn mạnh những yếu tố văn hoá có thể giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
3. Đặt mục tiêu cho những giá trị cốt lõi
Một doanh nghiệp muốn xây dựng bộ giá trị cốt lõi xuất sắc thì cần dựa vào nền tảng có sẵn, mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ý sau như chất lượng, đổi mới, vui nhộn, cạnh tranh và thách thức. Nhà lãnh đạo có thể đưa ra mục tiêu cụ thể để khi nhìn vào giá trị cốt lõi có thể đưa ra ngay một vài nhận định.
Chân thành, trung thực,..là những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp
Ví dụ 5 Core Values của các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn
Một trong những giá trị cốt lõi mà Google theo đuổi từ thủa mới thành lập là “don’t be evil” (tạm dịch là “đừng trở nên độc ác”). Nhưng trong những năm gần đây, thông điệp ấy được “tích cực hóa” lên, trở thành “do the right thing” (“làm những điều đúng đắn”). Cụ thể ở đây là:
- Tập trung vào người dùng hiện tại, và cả những người dùng tiềm năng trong tương lai.
- Tập trung vào một việc và làm chúng tốt nhất có thể.
- Nhanh tốt hơn chậm.
- Đảm bảo tính “dân chủ” trên môi trường web.
- Câu trả lời không nhất thiết phải nằm trên bàn làm việc.
- Có thể kiếm tiền mà không làm điều ác.
- Có rất nhiều thông tin bên ngoài kia.
- Nhu cầu tiếp cận thông tin là không biên giới.
- Bạn có thể nghiêm túc mà không cần phải mặc suit.
- “Great” là chưa đủ (ý của Google ở đây là bạn cần phải phấn đấu tốt hơn khả năng của bản thân).
- Có thể thấy, Google đang áp dụng trực tiếp nhiều lý tưởng được trích dẫn ở phía trên cho hoạt động kinh doanh của bản thân, như: khuyến khích nhân viên ăn mặc thoải mái khi làm việc, đảm bảo tính chính xác và trung lập trong kết quả tìm kiếm, môi trường làm việc năng động,…
Apple
- Chúng tôi tin rằng chúng tôi có mặt trên trái đất này là để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời sẽ thay đổi thế giới.
- Chúng tôi tin vào sự đơn giản, không phải sự phức tạp.
- Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần sở hữu và kiểm soát các công nghệ chính đằng sau các sản phẩm chúng tôi tạo ra.
- Chúng tôi chỉ tham gia vào các thị trường mà chúng tôi có thể đóng góp đáng kể.
- Chúng tôi nói không với hàng ngàn dự án ở bên ngoài để chúng tôi có thể tập trung vào một số dự án thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với chúng tôi.
- Chúng tôi tin tưởng vào sự hợp tác sâu sắc và sự cộng tác giữa các cá nhân trong tập thể. Chính điều này cho phép chúng tôi đổi mới theo cách mà những người khác không thể.
- Chúng tôi không chấp nhận bất cứ điều gì thiếu tính ưu việt trong mỗi nhóm của công ty và chúng tôi có sự tự tin để thừa nhận khi chúng tôi sai và can đảm thay đổi.
Giá trị cốt lõi của Facebook
- Tập trung vào ảnh hưởng
- Chuyển động nhanh
- Táo bạo
- Cởi mở
- Xây dựng giá trị xã hội
Vinamilk
Với mục tiêu “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “. Vinamilk đã tạo dựng cho mình những giá trị cốt lõi:
- Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
- Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức. - Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
5 Giá trị cốt lõi của Vinamilk
Viettel
Một trong những hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Việt Nam rất ấn tượng phải kể đến giá trị cốt lõi của Viettel với “Truyền thống và cách làm người lính” cũng là niềm tin của ban lãnh đạo Viettel.
- Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
- Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm
- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
- Sáng tạo là sức sống của Viettel
- Tư duy hệ thống
- Kết hợp Đông Tây
- Viettel là ngôi nhà chung
- Truyền thống và cách làm người lính