Ngày nay thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn giúp quảng bá thương hiệu, tránh sự xâm phạm thương hiệu khỏi các đơn vị kém chất lượng. Vậy thương hiệu là gì? Bài viết dưới đây CIT Group sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vai trò bộ mặt thiết kế thương hiệu đẳng cấp cho doanh nghiệp.
Thương hiệu (Branding) là gì?
Thông thường người ta thường lầm tưởng giữa thương hiệu và nhãn hiệu, nhưng sự thật không phải như vậy. Vậy thương hiệu là thuật ngữ gì? Đó chính là tập hợp cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty về tất cả các mặt như mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality).
Khi doanh nghiệp bạn có dộ nhận diện thương hiệu cao, thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Ngoài ra nó còn mang lại lợi ích tạo sự tin tưởng và an toàn khi khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Ngày nay trên thị trường cạnh tranh cao có hàng ngàn sản phẩm cạnh trạnh trực tiếp với nhau, thương hiệu sẽ là một lợi thế giúp đơn vị nhãn hàng đó nổi bật và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Xem thêm: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Sự hình thành phát triển mạnh mẽ của thương hiệu
Bạn có biết thương hiệu được hình thành như thế nào chưa? Nó cần trải qua quá trình cảm nhận trực tiếp của khách hàng, nhờ vào thời giann mà dần dần thương hiệu sẽ được hình thành qua những cảm nhận thực tế của khách hàng về sản phẩm đó.
Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm qua những tương tác dưới đây:
– Trãi nghiệm sản phẩm dịch vụ: là những gì khách hàng cảm nhận được sau khi mua hay sử dụng sản phẩm.
– Tương tác, tiếp xúc với nhân viên: Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu cũng hình thành từ việc tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, người đại diện cho thương hiệu để tương tác với khách hàng.
– Các hoạt động truyền thông: Hoạt động marketing để tác động, hay tạo ra cảm nhận của khách hàng, những cảm nhận tích cực về thương hiệu.
5 Vai trò quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh
✅ Xây dựng thương hiệu giúp định hình phong cách, tạo mức độ uy tín cao cho sản phẩm, cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực kinh doanh, tăng lợi nhuận doanh thu.
✅ Giúp tạo số lượng khách hàng ổn định, người tiêu dùng có niềm tin và an tâm về sản phẩm. Ngoài ra còn giúp thu hút lượng khách hàng tiềm năng trên thị trường.
✅ Phát triển thương hiệu mạnh mẽ, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường về nhiều mặt. Hơn nữa, còn thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ từ các đơn vị đầu tư khác.
✅ Thương hiệu chính là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn mua sắm, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn về chất lượng sản phẩm
✅ Thương hiệu hàng hóa cũng gắn với hình ảnh quốc gia, thương hiệu cũng giúp khẳng định khả năng cạnh tranh nền kinh tế.
Khi nào doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu?
Xây dựng thương hiệu ngay từ khi bắt đầu
Khi bạn tìm hiểu được thương hiệu là gì, thì tiếp theo cần biết xây dựng thương hiệu ở thời điểm nào cho hợp lý. Khi doanh nghiệp vừa được hình thành thì bạn nên cân nhắc việc tạo dựng thương hiệu để khẳng định phong cách, hình ảnh, chiến lược. Đây chính là bước đầu tiên để xây dựng chiến lược markering hiệu quả hơn. Xây dựng hình ảnh thương hiệu ngay từ đầu tạo nền tảng vững chắc cho kế hoạch bán hàng cụ thể.
Bạn hãy xác định đặc điểm cụ thể về sản phẩm, giá trị doanh nghiệp để xây dựng chiến lượng marketing sao cho phù hợp. Khi bạn bắt tay thực hiện ngay từ đầu, thời gian sẽ giúp định hình và tạo vị thế cho doanh nghiệp.
Chỉ định hình thương hiệu khi sản phẩm hoàn thiện
Khi sản phẩm chưa hoàn thiện thì bạn chưa cần vội vàng xây dựng thương hiệu, vì có thể làm mất độ uy tín khi khách hàng khi sử dụng sản phẩm chưa hoàn thiện, chất lượng chưa đảm bảo.
Nếu bạn quảng cáo rầm rộ về thương hiệu với những gì tốt đẹp, nhưng lại đem đến cho họ một sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu thực sự của khách, họ sẽ dần mất niềm tin và không còn tin tưởng ủng hộ thương hiệu nữa.
Yếu tố quan trọng lúc là cần đến sự xây dựng thương hiệu bài bản, có chiến lược marketing cụ thể để quảng bá thương hiệu đem lại kết quả tốt nhất.
Những lợi thế của một thương hiệu mạnh
- 72% khách hàng chấp nhận trả 20% cao hơn so với thương hiệu khác khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích.
- 25% khách hàng khi đã tin tưởng vào một thương hiệu thì giá cả không còn là vấn đề quan trọng nữa.
- 70% khách hàng lựa chọn thương hiệu khi mua một sản phẩm
- 30% số thương vụ là dựa trên sự giới thiệu của đồng nghiệp.
- 50% người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới của một thương hiệu mà họ đã tín nhiệm.