Để có được vị thế tốt trong thị trường hiện nay, mỗi một công ty, doanh nghiệp cần tạo cho mình một thương hiệu uy tín cho khách hàng. Một thương hiệu tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh trong xã hội hiện nay. Điều đó khiến cho doanh nghiệp được người tiêu dùng tin cậy dẫn tới doanh thu được tăng lên đáng kể tạo nên sự thành công cho quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, công ty. Nhưng trước hết các doanh nghiệp cần phải quản lý thương hiệu cũng như quản lý doanh nghiệp của mình để có được một thương hiệu tốt, vững mạnh được nhiều khách hàng tin tưởng.
Vậy quản trị thương hiệu là gì và quản trị thương hiệu đóng góp vai trò gì dẫn tới việc nó lại quan trọng đến như vậy? Bài viết này sẽ viết về quản trị thương hiệu và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp giúp cho bạn có góc nhìn rõ hơn về quản trị doanh nghiệp.
Xem thêm: Công ty Thiết kế nhận diện thương hiệu CIT Design
1. Quản trị thương hiệu là gì?
Trước khi đi sâu vào quản trị thương hiệu thì trước hết các bạn nên biết quản trị thương hiệu là gì? Khi xác định được đó là gì thì các bạn sẽ có cái nhìn rõ về chúng và biết được rằng quản trị thương hiệu có những cái gì?
Vậy quản trị thương hiệu là gì? Theo như chúng tôi tìm hiểu thì quản trị thương hiệu đó là một trong quá trình xây dựng thương hiệu, tạo được lòng tin cho khách hàng. Hoặc có thể hiểu là một sự duy trì về vị thế, chỗ đứng về thương hiệu của một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.
Nó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của doanh nghiệp chính vì vậy nó rất quan trọng. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, thị trường tăng dẫn tới có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp của bạn đã có được thương hiệu vững mạnh thì sẽ không làm mất đi giá trị của doanh nghiệp dù môi trường kinh doanh có thay đổi.
Nhưng không vì thế mà doanh nghiệp lơ là, không phát triển. Mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm, chú ý những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục để duy trì thương hiệu của mình tránh việc làm mất lòng tin từ khách hàng và đối tác.
Hiện nay, việc sử dụng Internet đang mang lại cho chủ doanh nghiệp các phương tiện để xây dựng và quản trị thương hiệu của họ một cách dễ dàng. Nó đòi hỏi các hoạt động thường xuyên và lâu dài. Dưới đây là các mô hình cơ bản trong việc quản trị thương hiệu.
2. Các mô hình cơ bản
a. Mô hình kéo và đẩy
Mô hình này dùng chính thương hiệu của doanh nghiệp làm yếu tố xác định chiến lược và trung tâm. Với bên trái là một lực kéo còn bên phải là một lực đẩy, hai lực này tác động với nhau để tạo ra nhiều vòng luân hồi.
Trong đó, về phía lực kéo nó luôn nhắm về phía khách hàng, thể hiện cho việc quảng bá sản phẩm, marketing, đưa sản phẩm cho khách hàng sao cho khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đó là nếu số lượng khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp càng lớn sẽ dẫn tới “lực kéo” của thương hiệu sản phẩm đó càng lớn.
Còn về phía lực đẩy thì luôn nhắm về phía người bán, tức là đẩy mạnh việc thúc đẩy bán, phân phối sản phẩm cho các đơn vị bán lẻ, trưng bày. Nếu như sản phẩm được bày bán rộng rãi tại nhiều chuỗi cửa hàng kinh doanh bán lẻ thì sẽ gây được sự chú ý tới khách hàng đồng thời còn có những chuỗi sự kiện marketing. Sẽ làm cho khách hàng quan tâm tới sản phẩm nhiều hơn và tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp.
Việc áp dụng mô hình này có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh chóng đồng thời xây dựng được thương hiệu ngày một mạnh hơn.
b. Mô hình chiến lược P3 & P4
Cũng giống như với mô hình kéo và đẩy. Tuy nhiên mô hình tư duy chiến lược này với P3 mang ý nghĩa xây dựng quảng bá, truyền tải thương hiệu và P4 mang ý nghĩa phát triển phân phối và thúc đẩy bán ra các sản phẩm của doanh nghiệp.
Tư duy chiến lược P3 & P4 là tư duy nâng tầm kinh tế vĩ mô mang lại sự thay đổi về tư duy kinh tế từ gia công sang làm chủ. Thông qua hai nhóm đó là xây dựng phát triển thương hiệu, nhóm còn lại sẽ hướng về giải pháp phân phối sản phẩm đến khách hàng, liên tục theo dõi quá trình bàn và chăm sóc khách hàng.
c. Mô hình N.I.P
Mô hình này là sự kết hợp của ba mô hình thành phần: nhu cầu, thu nhập và sản phẩm.
Mô hình này không chỉ giúp sáng tạo về một sản phẩm mà còn xác nhập nhiều sản phẩm nhắm vào nhiều phân khúc khác nhau trên thị trường.
d. Mô hình chiến lược 7P
Dựa vào tính chất tích hợp và nhiều nấc mô hình dẫn tới việc nhận định, xây dựng chiến lược, kế hoạch một cách toàn diện. Xác lập bộ máy tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp tạo dựng nên văn hóa doanh nghiệp.
Mô hình chiến lược 7P bao gồm:
- P1: giải pháp cho sản phẩm
- P2: giải pháp đánh giá, chi phí
- P3: phân phối, bán hàng
- P4: quảng bá, xây dựng thương hiệu
- P5: nhân sự, cổ đông và khách hàng
- P6: quy trình, chuyên nghiệp hóa
- P7: triết lý, tư tưởng, văn hóa, tầm nhìn kinh doanh của doanh nghiệp
e. Mô hình định vị đa sản phẩm
Mô hình này là sự phát triển đa dạng về chủng loại và mẫu mã về sản phẩm của doanh nghiệp. Thiết lập về nguyên lý cho ra một tổ hợp định vị đa sản phẩm rất đầy đủ, từ đó tiếp tục phân tích cạnh tranh và tiềm năng để chọn lọc những sản phẩm cho phù hợp tạo nên thương hiệu sản phẩm mang tính tối ưu và khả thi.
Mô hình định vị đa sản phẩm đi theo hai chiều hướng trong việc quản trị thương hiệu. Đó là nhờ tính khái quát cao và quan tâm khai thác nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu khách hàng muốn gì và từ đó sản xuất ra những sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Vì thế doanh nghiệp có thể ứng dụng mô hình này trong tất cả các lĩnh vựcsản phẩm đầu cuối.
f. Mô hình phẫu hình ảnh thương hiệu
Mô hình phẫu hình ảnh thương hiệu chỉ dành cho những ai quan tâm nghiên cứu và ứng dụng quản trị thương hiệu một cách chuyên sâu. Trong thực tế mô hình này chỉ xuất hiện trong những thương hiệu lớn, thương hiệu hàng đầu.
Mô hình này mang lại những lợi ích rất sâu sắc trong việc nghiên cứu hình ảnh, quản trị thương hiệu và sáng tạo thương hiệu. Các nhà quản trị có thể xâu chuỗi giá trị và tổng hợp nhiều lớp ý nghĩa thông qua trải nghiệm có định hướng từ doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
g. Mô hình Brand Audit – đánh giá thương hiệu
Là sự kết hợp của nhiều phương pháp với ứng dụng khác nhau. Từ đánh giá quản trị marketing, cho tới đánh giá hiệu quả mà thương hiệu mang lại và đi sâu hơn đó là đánh giá nhận diện thương hiệu.
Các cơ sở dùng để đánh giá bao gồm:
- Chiến lược đa dạng hóa: thay đổi biến tấu linh hoạt và xử lý nhanh trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và môi trường kinh doanh.
- Gần gũi, thân thiện với cộng đồng và với sự phát triển mạnh của mạng xã hội có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với cộng đồng một cách dễ dàng.
- Giá trị thương hiệu luôn được phát triển và tăng dần theo thời gian.
- Tầm nhìn thương hiệu: có những định hướng, kế hoạch phát triển do doanh nghiệp đề ra mang tính xác định các giá trị chuẩn mực.
- Luôn sáng tạo và không mang tính khuôn mẫu do thương hiệu đã đặt ra.
- Bám sát tầm nhìn và thực hiện đúng cam kết đã đặt ra của doanh nghiệp.
- Luôn mang lại chất lượng cao nhất cho khách hàng và không ngừng phát triển để xây dựng thương hiệu.
h. Mô hình tư duy marketing
Mô hình tư duy marketing là một mô hình mang tính tư duy với hai trạng thái, 2 góc nhìn khác nhau. Một bên xuất phát từ khách hàng và một bên là người quan sát.
i. Mô hình song hành Innovation
Là sự kết hợp từ sự thấu hiểu về công nghệ và xu hướng để tạo ra những ý tưởng hay phù hợp với các xu hướng phổ biết theo từng giai đoạn. Nó mang tính đột phá, cạnh tranh tốt đồng thời giúp cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngày một tốt hơn.
Mô hình gồm 7 bước được thực hiện bởi một nhóm dự án bao gồm 2 thành phần đó là marketing và công nghệ.
j. Mô hình thương hiệu chuỗi sản phẩm
Mô hình được đề cập như là một lý thuyết cơ sở, luôn nâng cấp và tạo ra các đời sản phẩm tốt hơn, nhiều chức năng mới hơn sẽ khiến cho người tiêu dùng cảm thấy kích thích, khơi dậy tính tò mò của khách hàng khiến cho khách hàng muốn sở hữu những sản phẩm mới này. Chính vì những điều mới này có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp đi kịp với xu hướng hiện đại đồng thời cũng giúp cho doanh thu của doanh nghiệp đấy ngày một tốt hơn.
3. Vai trò của quản trị thương hiệu
Thương hiệu đóng vai trò rát quan trọng trong kinh doanh, phát triển một doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo được danh tiếng, được khách hàng tin tưởng nhiều hơn dẫn tới doanh thu được tăng.
Trong công việc hàng ngày, bạn có thể quên đi mức độ quan trọng của quản trị thương hiệu, nó bao gồm cả việc xử lý rủi ro, sự cố. Các doanh nghiệp sẽ không bao giờ không có sự cố. Vì vậy cách ứng phó và cách xử lý sự cố cũng là cách bạn quản trị thương hiệu bên cạnh đó doanh nghiệp cần nắm được tình hình hiện tại của doanh nghiệp để xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thiếu quản trị thương hiệu có thể gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu của bạn và sẽ làm bạn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để sửa chữa những sai lầm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.