Trong trường hợp khách hàng không thể nhớ nổi tên thương hiệu của công ty, doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc tất cả những nỗ lực marketing và truyền thông của bạn đều vô nghĩa. Nếu bạn có ý định thành lập một công ty hay doanh nghiệp nào đó thì nên chú ý tới việc làm sao cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn là một việc cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các nguyên tắc đặt tên thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp của bạn.
Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng gợi nhớ
Đặt tên thương hiệu là yêu tố cốt lõi đầu tiên để công ty, doanh nghiệp của bạn gây ấn tượng với khách hàng. Tên thương hiệu sẽ là thứ duy nhất đi liền với công ty, doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành, phát triển và để thể hiện sự khác biệt của công ty, doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
8 nguyên tắc đặt tên thương hiệu
Lý do phải đặt tên doanh nghiệp:
- Yêu cầu bắt buộc để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.
- Thể hiện sự khác biệt của công ty, doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
- Mang lại giá trị, cảm xúc cho khách hàng.
- Khách hàng sẽ dễ nhớ tới tông ty, doanh nghiệp của bạn hơn với tên thương hiệu ý nghĩa.
- Dễ dàng hơn trong việc marketing trong tương lai.
Các bí quyết đặt tên thương hiệu dưới đây sẽ giúp công ty, doanh nghiệp của bạn gây ấn tượng với khách hàng và hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
>>Bạn có thể quan tâm:
- Xem thêm: Thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiêp
1. Ngắn gọn, dễ nhớ
Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đã sự dụng phương pháp này như BWM, KFC, IBM,… Cách đặt tên này có ưu điểm ngắn gọn, dễ nhớ. Tên thương hiệu của bạn chỉ cần thật sự hấp dẫn, thu hút thì sẽ rất dễ gây ấn tượng với khách hàng từ lần đầu tiên. Đối với khách hàng việc nhớ một thương hiệu ngắn gọn sẽ đơn giản hơn là phải nhớ một tên thương hiệu quá dài dòng.
2. Mang lại ý nghĩa
Việc sử dụng một tên thương hiệu mang lại ý nghĩa sẽ rất dễ trong quá trình truyền tải thương hiệu của bạn đến khách hàng và trong tương lai bạn có thể mở rộng thương hiệu của mình để giúp thương hiệu mạnh hơn. Hãy luôn nhớ rằng tên chỉ là một phần của thương hiệu của bạn, việc thêm vào nó những yêu tố mang tính ý nghĩa cũng sẽ đem lại cho công ty, doanh nghiệp của bạn nhiều giá trị hơn.
3. Phải thật sự nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh
Điều này sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để dẫn đến sự khác biệt của công ty, doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Tập trung vào những gì có thể khiến thương hiệu của bạn nổi bật.
4. Thể hiện được ngành nghề hoặc sản phẩm
Không nhất thiết yêu cầu tất cả tên thương hiệu phải thể hiện được ngành nghề và sản phẩm của một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, nhưng việc đặt tên thương hiệu thể hiện ngành nghề và sản phẩm sẽ giúp khách hàng liên tưởng được nhanh nhất về sản phẩm của công ty, doanh nghiệp mà bạn không phải mất thời gian vào việc giải thích ý nghĩa của thương hiệu và giới thiệu sản phẩm.
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp là một điều gì đó rất nghệ thuật đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ về các quy định về pháp luật nhưng phải là cho cái tên thật khác biệt và nổi bật.
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp
1. Tính hợp pháp cần có khi đặt tên thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp
Tên công ty, doanh nghiệp gồm có 2 yếu tố là đặt tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.
Tên riêng của doanh nghiệp phải viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và có thể thêm một số chữ cái La Tinh, chữ số và một số ký hiệu cho phép. Ngoài ra, có thể đặt theo chữ cái viết tắt in Hoa cho tên của công ty, doanh nghiệp. Không được phép trùng lặp, gây nhầm lẫn, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và vi phạm những điều cấm khi đặt tên thương hiệu cho công ty riêng.
2. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp đúng lĩnh vực
Tên thương hiệu phải phản ánh chính xác ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì tên doanh nghiệp của bạn nên chứa những từ như Bank,… để khách hàng nhìn vào có thể tự nhận biết được doanh nghiệp của bạn đang cung cấp dịch vụ gì.
3. Các vấn đề cần lưu ý khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp
Không nên đặt tên cho công ty, doanh nghiệp mang thương hiệu quốc tế khi dịch sang tiếng khác lại thành một số từ ngữ xấu mà những người dân nơi đó muốn tránh. Đã có một số trường hợp công ty sau khi đăng ký đặt tên cho doanh nghiệp ở nước sở tại khi dịch sang tiếng nước ngoài lại mang ý nghĩa thô thiển, bạo lực.
4. Có được phép đặt tên thương hiệu trùng nhau không?
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP năm 2014 có quy định về việc trường hợp đặt tên cho công ty, doanh nghiệp trùng nhau như sau:
Tên công ty, doanh nghiệp không được đặt trùng với tên công ty, doanh nghiệp đã được đăng ký trong quốc gia, trừ những doanh nghiệp đã phá sản hoặc giải thể.
Tên viết tắt của doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Giá trị thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm không ngừng cạnh tranh về giá cả, dịch vụ, chất lượng co nên khái niệm “thương hiệu” sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn, một sản phảm có thương hiệu nổi tiếng chắc chắn sẽ đi kèm với chất lượng sản phẩm tốt kéo theo đó là sự tăng trưởng trong kinh doanh. Sau đây là một vài tầm ảnh hưởng của việc xây dựng một thương hiệu mạnh.
1. Xây dựng một thương hiệu tốt giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm
Thuong hiệu bây giờ không chỉ đơn thuần là một cái tên, một logo hay màu sắc đặc trưng mà còn là cảm nhận của khách hàng về sản phẩm ở mọi khía cạnh.
Ví dụ điển hình như KFC, khoảng 90% dân số thế giới nhận biết được logo ông lão của KFC, bên cạnh đó khách hàng còn được truyền cảm hứng lạc quan và đầy vui vẻ với thương hiệu nổi tiếng này.
2. Khác biệt hóa doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh
Việc chú tâm trong việc xây dựng thương hiệu giúp bạn tạo ra sự khác biệt doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh, đây cũng chính là lý do vì sao khi tới các địa điểm mua hàng khách hàng lại nghĩ tới và chọn sản phẩm của bạn đầu tiên thay vì các hãng khác.
3. Thu hút nhiều nhân tài cho doanh nghiệp
Thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thu hút được nhiều người trẻ tài năng khao khát được làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp của bạn. Điển hình như Apple đang làm rất tốt việc này, bộ phận nhân viên của họ rất có năng lực và luôn cho ra mắt những sản phẩm mới hằng năm gây xôn xao cho người tiêu dùng và giới truyền thông trên toàn thế giới.
4. Tạo ra được thế chủ động trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh
Có thể dễ dàng nhìn thấy một doanh nghiệp đang vững chắc về mặt thương hiệu thì sẽ rất khó để các đối thủ cạnh tranh khác có thể đuổi kịp họ. Khi đã nắm thế chủ động trên thị trường thì việc mở rộng quy mô kinh doanh ở các lĩnh vực khác sẽ càng thuận lợi hơn khi đã quá nhiều người biết đến bạn.
Danh sách 10 tập đoàn có thương hiệu lớn nhất thế giới
1. Thương hiệu tập đoàn Amazon
Lĩnh vực: Kinh doanh bán lẻ
Tập đoàn Amazon
2. Thương hiệu tập đoàn phần mềm Microsoft.
Lĩnh vực: Phát triển phần mềm
Tập đoàn Microsoft
3. Tập đoàn Alphabet.
Lĩnh vực: Internet
Tập đoàn Alphabet
4. Thương hiệu Apple
Lĩnh vực: Điện tử, công nghệ thông tin
Tập đoàn Apple
5. Berkshire Hathaway.
Lĩnh vực: Bảo hiểm, tài chính, vận tải đường sắt, tiện ích, thực phẩm và phi thực phẩm
Tập đoàn Berkshire Hathaway
6. Facebook.
Lĩnh vực: Internet
Tập đoàn Facebook
7. Tencent.
Lĩnh vực: Internet
Tập đoàn Tencent
8. Alibaba.
Lĩnh vực: Internet
Tập đoàn Alibaba
9. Johnson & Johnson.
Lĩnh vực: Dược phẩm
Tập đoàn Johnson & Johnson
10.JPMorgan Chase.
Lĩnh vực: Ngân hàng
Tập đoàn JPMorgan Chase
Mười tập đoàn được nêu trên hiện đang sở hữu những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới cho riêng mình và doanh nghiệp của họ cũng đang nắm giữ vốn hóa rất lớn.
>>Xem thêm: